<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh















































Lá Thư Gửi Các Người Sài Gòn







Hàng Năm, Đến ngày 30 tháng tư, Chúng Ta Hãy Tưởng Niệm Sàigòn

Nhiều người thấy tôi viết nhiều bài về Cần Thơ-Mỷ Tho, tưởng tôi là người miền Tây.

Nhiều người quen biết ngoài đời, thấy tôi nói giọng Bắc, nói tôi là dân Bắc Kỳ.

Không, tôi là một người Sài Gòn

! Nói theo người Québecois, nơi tôi sinh sống hiện nay, tôi là một Saigonnais, cũng như các con tôi, chúng là những Montréalais.

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi để nhớ, những kỷ niệm đẹp và thời kỳ đẹp nhất của một đời người bao giờ cũng là tuổi hoa niên. Ai trong chúng ta có thể quên được mối tình đầu, khi mới lớn, và lòng rung động trước người khác phái? Ai trong chúng ta có thể quên được những người bạn tâm đầu ý hiệp trong khoảng thời gian chưa phải lo nghĩ về sinh kế? Ai trong chúng ta có thể quên được những giờ những tháng háo hức chờ đón những ngày bước sang năm mới và mình sẽ lớn thêm một tuổi (Khi còn bé, mong thời gian qua mau để mình trở thành người lớn)…

Sàigòn đối với tôi là tất cả những điều đó. Mối tình đầu, những người bạn thân như anh em ruột mà tình bạn kéo dài đến tận hôm nay, và những đêm Giao Thừa đi xem múa lân và đốt pháo, hay những buổi lễ Giáng Sinh nơi Vương Cung Thánh Đường thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khi đất nước chưa bị khói lửa lan tràn. Đối với tôi là những kỷ niệm vàng, tháng năm ngà ngọc không bao giờ tìm lại được.

Tôi yêu Sàigòn khi lớn lên và vào Đại học, Trường Khoa Học, trường Y Khoa, những Đại Học mà cũng như tôi, nhiều người còn nhớ trong tâm khảm. Tôi yêu Sàigòn với Đêm Màu Hồng, với Bò Bảy Món tại Chi Lăng, và tôi yêu Sàigòn, với cả những nhân vật mà ít người dám đề cập tới, như chị Quý, chị Tình, nhưng tôi nghĩ một Saigonnais chính hiệu phải biết những điều đó, cũng như Givral, Pagode hay Kinh Đô, Rex…Còn gì phải thêm nữa không? Cầu Ba Cẳng, Cầu Ông Lãnh, Chợ Bến Thành, Chợ Bình Tây hay Quán Văn, Phở Gà Sống Thiến, hay phở Pasteur, phở Hiền Vương? Nói tóm lại, tôi là một Saigonnais, và thông thạo Sàigòn như bàn tay của mình.

Tôi vẫn hằng mong khi về già, về nơi đây vui sống êm đềm, ở đâu cũng được, khu Sáu Lèo gần Ngã Tư Quốc Tế, hay Khu Cư Xá Đô Thành, cạnh Bệnh Viện Bình Dân, gần rạp xi-nê Cao Thắng với những ông Tảu già bán bò bía, tổ ong ăn hết xẩy.

Vậy mà tôi mất hết kể từ ngày 30 thánh tư năm 1975.

Kể từ ngày đó thành phố thân yêu của tuổi thơ tôi biến dạng, đến cái tên của nó cũng bị đổi thay. Hồ Chí Minh là ai và đã làm gì cho Sàigòn mà người ta người ta lấy tên nó để đặt tên cho thành phố này? Xạo, nhưng vừa thôi chứ. Không phải chỉ vì bước chân xuống một chiếc tầu buôn để làm tên thuỷ thủ quèn mà có thể trở thành một vĩ nhân của thành phố mà tàu buôn đó cặp bến. Nếu chỉ như vậy thì một thành phố có hải cảng, thí dụ Marseille, đổi tên lâu rồi.

Bởi vậy mới nói sự đổi tên là oan khiên, là sự thô bạo tồi tệ nhất mả Sàigòn nói riêng, và miền Nam nói chung, phải gánh chịu, kể từ 30 tháng tư 1975. Đó là một sự bức tử!

Vậy tại sao chúng ta không lấy ngày 30 thánh Tư làm ngày Giỗ Sàigòn.

Tâi sao những người Saigonnais không có những buổi tụ họp để nói chuyện, để hát, để nhớ, và để khóc cho Sàigòn.

Tại sao chúng ta không tổ chức đồng loạt tại Orange County, San Josée. Paris, Melbourne, hay Montréal, Toronto… những ngày Giỗ cho thành phố thân yêu của chúng ta?

Phải làm như vậy để Sàigòn còn sống mãi.

Phải làm như vậy để những người Sàigòn và hậu duệ của họ giữ được tình cảm và sự kiêu kãnh về cội nguồn của mình. Cội nguồn đó không dính dáng gì đế tên cựu thủy thủ Hồ Chí Minh. Đó chỉ là một tên giả hình, một tên lường gạt, một tên đã ám sát Sàigòn.

Hãy cùng nhau mỗi năm, chúng ta, những Saigonnais, tổ chức tưởng niệm Sàigòn, và biết đâu, khi làm như vật, một ngày kia, Sàigòn sẽ tìm lại được tên cũ của nó, giống như St Pétersbourg, đã có thời bị đổi tên là Leningrad từ 1924 đến 1991.

Mong lắm thay. Hãy hành động, hỡi các bạn Saigonnais của tôi.




Montreal, Canada




















Free Web Template Provided by A Free Web Template.com